Trước tiên, chúng ta sẽ xem lại khái niệm MySQL là gì ?
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh. Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên internet. Người dùng có thể tải về MySQL miễn phí từ trang chủ. MySQL có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên bản Win32 cho các hệ điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix, FreeBSD, NetBSD, Novell NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS,..
Trích Wikipedia tiếng Việt
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiến hành sử dụng PHPMyAdmin chạy trực tiếp trên trình duyệt web của Xampp.
Trước tiên các bạn tải và cài đặt Xampp phiên bản mới nhất tại đây.
Sau khi cài đặt xong, các bạn mở trình duyệt web và truy cập localhost/phpmyadmin, sẽ thấy được giao diện tương tự như bên dưới:
Chúng ta có thể sử dụng giao diện trực quan hoặc chạy câu lệnh SQL để tạo / xóa / chỉnh sửa các CSDL / bảng trong CSDL / các dữ liệu trong bảng.
Thêm cơ sở dữ liệu mới
Tiến hành các bước như hình minh họa:
Trong đó:
1. Nhấn để chuyển sang màn hình tạo cơ sở dữ liệu mới
2,3. Tại màn hình mới, điền vào tên và bảng mã của cơ sở dữ liệu mà bạn muốn tạo. Mình đã tạo CSDL mới là "myDB1" với bảng mã là "utf8mb4_general_ci".
4. Nhấn để hoàn tất việc tạo CSDL mới.
Và đây là kết quả sau khi quá trình tạo CSDL mới hoàn tất:
Như vậy là CSDL mới đã sẵn sàng, việc cần làm tiếp theo là chúng ta sẽ tạo các bảng, mỗi bảng dùng để lưu một đối tượng trong dự án của chúng ta. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ tạo bảng "user" để lưu trữ thông tin các người dùng của website.
Chọn cơ sở dữ liệu vừa tạo, nhấn vào "SQL" và nhập vào câu lệnh SQL như bên dưới và nhấn "thực thi" để tiến hành tạo bảng:
CREATE TABLE `user` (
`id` int(11) NOT NULL PRIMARY KEY AUTO_INCREMENT,
`m_username` varchar(255) NOT NULL,
`m_password` varchar(255) NOT NULL,
`m_gender` tinyint(4) DEFAULT NULL,
`m_phone` varchar(50) DEFAULT NULL,
`m_email` varchar(255) DEFAULT NULL
) ENGINE=MyISAM DEFAULT CHARSET=utf8mb4;
Khi tạo bảng thành công, chúng ta sẽ được kết quả như sau:
Chúng ta sẽ cùng tham khảo các câu lệnh SQL dùng để tương tác với dữ liệu trong bảng.
Thêm record mới vào bảng
Record hay có thể gọi là row (dòng) là một đối tượng cụ thể của một bảng, ví dụ với bảng "user" thì record chính là một người dùng cụ thể.
Ví dụ, với bảng "user" theo cấu trúc đã khai báo phía trên, ta có thể thêm vào 1 record mới bằng cách chạy lệnh SQL sau:
INSERT INTO `user`(`m_username`, `m_password`, `m_gender`, `m_phone`, `m_email`)
VALUES ( "username1", "password1", 1, "0967123456", "myemail@gmail.com")
Chỉnh sửa record trong bảng
Ví dụ, chúng ta cần sửa password thành "password2" cho người dùng có username="username1", chúng ta có thể chạy câu lệnh SQL như sau:
update `user`
set `m_password` = "password2"
where `m_username` = "username1"
Xóa record trong bảng
Ví dụ, chúng ta cần xóa người dùng có email là "myemail@gmail.com", chúng ta có thể chạy câu lệnh SQL như sau:
delete from `user` where `m_email` = "myemail@gmail.com"
Lấy dữ liệu trong CSDL
Ví dụ, lấy tất cả người dùng đang có trong bảng "user", chúng ta có thể chạy câu lệnh SQL như sau:
SELECT * FROM `user`
Ví dụ, lấy tất cả người dùng có "m_gender=1" trong bảng "user", chúng ta có thể chạy câu lệnh SQL như sau:
SELECT * FROM `user` where `m_gender`=1
Ví dụ, lấy tất cả người dùng đang có trong bảng "user", sắp xếp tăng dần theo cột "m_username", chúng ta có thể chạy câu lệnh SQL như sau:
SELECT * FROM `user` order by `m_username` asc
... Và còn nhiều câu lệnh SQL khác nữa mà chúng ta sẽ học và áp dụng trong những bài thực hành tiếp theo.
Lưu ý: khi website đang chạy trực tuyến, chúng ta sẽ ít khi dùng PHPMyAdmin để tiến hành thêm xóa sửa dữ liệu vào trong các bảng, mà thông thường, việc thực thi code SQL sẽ được chạy tự động thông qua PHP. Như vậy, người dùng truy cập website vào khi chúng ta đang yên giấc, thì dữ liệu vẫn sẽ được thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo tại:
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/MySQL, truy cập ngày 16/07/2021.
Bình luận
Bài viết có vấn đề ? Hãy cho chúng tôi biết.
Gửi báo cáo sai phạmHãy để nguồn Suta.media khi phát hành lại nội dung này !
Hãy là nguời đầu tiên bình luận về Quản trị cơ sở dữ liệu bằng MySQL cơ bản