Biến trong javascript nói riêng và trong ngôn ngữ lập trình nói chung, đều là những vùng chứa dữ liệu. Có hai thao tác liên quan tới biến gồm: khai báo và sử dụng. Về mặt cấu trúc, biến trong javascript gồm hai phần là kiểu dữ liệu và giá trị. Mỗi một kiểu dữ liệu sẽ lưu trữ một loại giá trị nhất định.
Biến kiểu số trong javascript
Công dụng: Lưu trữ các giá trị số học nói chung.
Khai báo: Sử dụng từ khoá var để khai báo biến như sau
var ten_bien = gia_tri_so;
Sử dụng: Gọi đến tên biến để lấy giá trị của biến như sau
console.log(ten_bien);
Ví dụ:
var so1 = 2;
var so2 = 5.5;
console.log(so1);
console.log(so2);
Biến kiểu chuỗi trong javascript
Công dụng: Lưu trữ các giá trị là các ký tự liên tiếp nhau
Khai báo: Sử dụng từ khoá var để khai báo biến chuỗi như sau
var ten_bien = "giá trị chuỗi đặt trong dấu nháy đơn hoặc nháy kép";
Sử dụng: Gọi đến tên biến để sử dụng tương tự như biến kiểu số
Ví dụ:
var ho = "Nguyễn";
var ten = "Nam";
console.log(ho + " " + ten);
Lưu ý: Để nối hai hay nhiều chuỗi với nhau, chúng ta dùng dấu +
Biến kiểu mảng trong javascript
Công dụng: Lưu trữ nhiều giá trị khác nhau vào chung cùng một biến duy nhất, và có thể truy xuất chúng thông qua chỉ số thứ tự.
Khai báo: Sử dụng từ khoá var và ký tự [], các phần tử trong mảng ngăn cách nhau bởi dấu phẩy như sau
var ten_bien = [gt1, gt2, gt3 ...];
Sử dụng: Để sử dụng toàn bộ mảng, ta vẫn gọi tên biến như thông thường. Để truy xuất đến một phần tử trong mảng, ta sử dụng thêm chỉ số như sau
ten_bien[chi_so];
Ví dụ:
var mang_so = [1,2,3,4];
console.log(mang);
console.log(mang[0]);
Lưu ý: Chỉ số của các phần tử trong mảng được tính từ 0. Như vậy, phần tử đầu tiên trong mảng sẽ có chỉ số là 0, phần tử thứ 2 trong mảng có chỉ số là 1...
Đối tượng trong javascript
Công dụng: Lưu trữ các item vào trong một biến duy nhất. Các item bao gồm tên và giá trị, trong đó, giá trị có thể là kiểu số, chuỗi, mảng, hàm, hay một đối tượng khác. Nếu giá trị là hàm thì ta gọi item tương ứng là phương thức, ngược lại ta gọi item tương ứng là thuộc tính. Chúng ta có thể dùng đối tượng để biểu diễn các thực thể trong thế giới thực.
Khai báo:
var ten_bien = {
name_1: value_1,
name_2: value_2,
name_n: value_n
};
Sử dụng:
+ Truy xuất đến toàn đối tượng: Gọi tên đối tượng như thông thường.
+ Truy xuất đến thuộc tính: ten_doi_tuong.ten_thuoc_tinh.
+ Truy xuất đến phương thức: ten_doi_tuong.ten_phuong_thuc(input).
Ví dụ:
var xe = {
ten: 'ab',
mau: 'do'
};
console.log(xe); //object xe, include ten, mau
console.log(xe.ten); // ab
console.log(xe.mau); // do
Lưu ý: null là một biến kiểu đối tượng trong javascript, null đại diện cho một giá trị rỗng hoặc giá trị không tồn tại. null phải được chỉ định thông qua từ khóa null. Xét ví dụ sau:
var n = null;
var xe = {
ten: 'ab',
mau: null
};
console.log(n); // null
console.log(xe); //object xe, include ten, mau
console.log(xe.ten); // ab
console.log(xe.mau); // null
Biến kiểu boolean trong javascript
Công dụng: Lưu trữ một giá trị phân loại dạng đúng/ sai
Khai báo: Sử dụng từ khoá var để khai báo biến thuộc kiểu boolean như sau
var ten_bien = true;
var ten_bien_2 = false;
Sử dụng: Thông thường các biến kiểu boolen sẽ được ứng dụng trong các câu lệnh rẽ nhánh mà chúng ta sẽ được học trong các bài học sau. Cú pháp sử dụng giống như biến kiểu số.
Ví dụ:
var dk = true;
if (dk == true){
console.log("Biến dk mang giá trị boolen là true");
}
Biến kiểu undefined
Đây là kiểu giá trị đặc biệt trong javascript.
+ undefined là trạng thái khi một biến nào đó đã được tạo, nhưng chưa được gán giá trị.
Ví dụ:
var u;
console.log(u) // undefined
Thay đổi kiểu dữ liệu của biến
Kiểu dữ liệu của biến trong javascript có thể tự động được thay đổi để lưu trữ giá trị tương ứng. Như vậy, chúng ta chỉ cần thay đổi giá trị thì kiểu dữ liệu của biến sẽ được thay đổi theo.
Ví dụ:
//khai báo biến kiểu số với giá trị là 1
var bien = 1;
//gán giá trị chuỗi cho biến, khi này kiểu dữ liệu tự thay đổi thành kiểu chuỗi
bien = 'nam';
//gán giá trị mảng cho biến, khi này kiểu dữ liệu tự thay đổi thành kiểu mảng
bien = ['nam', 'hoa'];
Trong ví dụ trên, kiểu dữ liệu của biến đã thay đổi từ số, sang chuỗi, rồi sang mảng.
Quy tắc đặt tên biến trong javascript
Tên của biến được khai báo trong javascript phải thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:
- Tên biến chỉ được phép chứa chữ, số, ký tự ''_'', ký tự ''$''
- Tên biến không được bắt đầu bằng số
- Tên biến không được trùng với các từ khóa như var, for, if...
Ví dụ, các tên biến sau đây là không hợp lệ:
var 1a = 5; // bắt đầu bằng số => không hợp lệ
var 1a = 5; // bắt đầu bằng số => không hợp lệ
var a# = 5; // chứa ký tự đặc biệt => không hợp lệ
var for = 5; // trùng với từ khóa for => không hợp lệ
Như vậy, thông qua bài học hôm nay, chúng ta đã biết cách khai báo và sử dụng biến trong lập trình javascript. Tuy nhiên, bài học chỉ ở mức độ cơ bản, chúng ta sẽ cần luyện tập và nghiên cứu thêm để nâng cao kiến thức hơn nữa.
Bình luận
Bài viết có vấn đề ? Hãy cho chúng tôi biết.
Gửi báo cáo sai phạmHãy để nguồn Suta.media khi phát hành lại nội dung này !
Hãy là nguời đầu tiên bình luận về Biến trong javascript cơ bản cho người mới học lập trình web